TNTN QUẬN THANH KHÊ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TNTN QUẬN THANH KHÊ

Một cộng đồng thanh niên tình nguyện văn hoá
 
PortalPortal  Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
ak01
Quản trò
Quản trò



Tổng số bài gửi : 61
Age : 42
Đến từ : Phường An Khê

Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên Empty
Bài gửiTiêu đề: Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên   Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên Icon_minitime21/10/2008, 9:29 am

Mình lập topic này mong muốn mọi người cùng đóng góp các ý kiến của mình để cùng nâng cao hon nữa kỹ năng tiếp xúc của thanh niên chúng ta!
Về Đầu Trang Go down
ak01
Quản trò
Quản trò



Tổng số bài gửi : 61
Age : 42
Đến từ : Phường An Khê

Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên   Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên Icon_minitime21/10/2008, 9:45 am

Một số suy nghĩ về kỹ năng tiếp xúc :
Trong cuộc sống, có nhiều người gây được thiện cảm với người xung quanh mà không hề đóng kịch, che đậy sự cảm tình hoặc những ý kiến khác biệt. Do có thiện cảm mà trong công việc của họ luôn thuận lợi, trôi chảy. Vì được tin yêu và mến phục mà được nghe nhiều điều tâm tình, khi nhắc nhủ bạn được bạn để tâm, khi tổ chức và vận động cho các hoạt động tập thể dễ được hưởng ứng.
Đối với thanh niên chúng ta, đây là khoảng thời gian định hình của nhân cách! Thanh niên chúng ta có xu hướng tự khẳng định mình ngoài ra còn các xu hường như : Ham thích thể thao, tham gia các công tác xã hội, tiếp xúc với bạn bè và thường dựa vào dư luận của các bạn cùng lứa tuổi.
Việc định hình kỹ năng sống của thanh niên đang được sự quan tâm rất nhiều người nhiều giới trong thời gian qua. Với kỹ năng tiếp xúc cũng vậy, việc phát triển kỹ năng tiếp xúc giúp bạn trẻ không chỉ thể hiện mình mà còn biết lắng nghe người khác nói để dần dần hoàn thiện nhân cách của chúng ta
Về Đầu Trang Go down
ak01
Quản trò
Quản trò



Tổng số bài gửi : 61
Age : 42
Đến từ : Phường An Khê

Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên   Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên Icon_minitime22/10/2008, 2:39 pm

Với thanh niên chúng ta! Nhất là đối với những người lãnh đạo! Khi tiếp xúc với những thanh niên khác cần những nguyên tắc sau :
1. Bình đẳng, tôn trọng nhân cách từng bạn trẻ
2. Đến với lớp trẻ theo tinh thần dân chủ
3. Thẳng thắn trung thực, cởi mở với nhau
4. Môi trường tiếp xúc
5. Hình thức của người thanh nien khi tiếp xúc
Về Đầu Trang Go down
4mat
Thủ lĩnh thanh niên
Thủ lĩnh thanh niên
4mat


Tổng số bài gửi : 130
Age : 34
Đến từ : Bình Dương

Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên   Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên Icon_minitime9/2/2009, 5:48 pm

Có 1 vấn đề tiếp xúc của Thanh niên nữa đó là những kỹ năng tiếp xúc với các đối tượng ... "nhạy cảm", xin phép được post lên đây!!!

KỸ NĂNG TIẾP XÚC TRẺ ĐƯỜNG PHỐ LANG THANG

Phần I: Trẻ em đường phố - Em là ai?

Thuật ngữ “trẻ đường phố” (Street children) chỉ mới được sử dụng trong thời gian gần đây, bên cạnh thuật ngữ “trẻ bụi đời” và “trẻ lang thang cơ nhỡ” đã được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Cả ba khái niệm này đều nói lên tính chất của một loịa đối tượng có những nhu cầu phức tạp và từng là nỗi nhức nhối của nhiều xã hội.
Khái niệm trẻ đường phố nhằm chỉ một nhóm các đứa trẻ chọn lối sống ngoài vỉa hè các thành phố lớn, tự đi tìm cho mình một sinh kế để nuôi sống bản than. Trẻ không có một nơi ở nhất định và cũng không có một nghề nghiệp ổn định, một điều quan trọng là trẻ PHẢI hay TỰ xa lánh gia đình và có những TỔN THƯƠNG VỀ MẶT TÂM LÝ.
Ta có thể xếp các em vào trong nhóm trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn bao gồm các nhóm trẻ: Trẻ khuyết tật, trẻ đường phố, trẻ mồ côi, trẻ phạm pháp, trẻ bị lạm dụng tình dục, trẻ dân tộc ít người và trẻ di dân.
Hiện nay có 2 khái niệm về trẻ đường phố được đưa ra. Khái niệm thứ nhất về trẻ đường phố do Chương trình các tổ chức phi chính phủ dành cho trẻ em và thanh niên đường phố đưa ra trong thập niên 1980: “Trẻ đường phố là những trẻ em mà đường phố (nhà hoang, đất hoang, góc phố,…) chứ không phải gia đình đã trở thành nhà thực sự của chúng, một cảnh ngộ trong đó không có sự bảo vệ, chăm sóc hay hướng dẫn của người lớn”. Sau đó, UNICEF đề nghị phân biệt 2 loại trẻ: “Trẻ em trên đường phố” (Children on the streets) với “Trẻ em của đường phố” (Children ò the streets) dựa trên kinh nghiệm ở những nước Châu Mỹ La Tinh:
“Trẻ em trên đường phố là những trẻ em mà nền móng nuôi dưỡng của chúng trong gia đình ngày càng suy yếu đi khiến chúng phải chia sẻ trách nhiệm để gia đình được sống bằng cách làm lụng trên các đường phố và những nơi hội họp tại đô thị. Đối với các em này nhà không còn là trung tâm để vui chơi, trao đổi và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, dẫu đường phố trở nên họat động ban ngày của chúng, hầu như các em này đều trở về nhà vào buổi tối. Dẫu rằng các quan hệ gia đình của chúng có thể đang xấu đi, nhưng vẫn còn tồn tại và các em này vẫn sống theo quan điểm của gia đình”
“Trẻ em của đường phố có một số lượng ít hơn nhiều, là những trẻ hang ngày kiếm sống đơn độc, không được gia đình nâng đỡ. Tuy thường gọi là bị bỏ rơi, nhưng có thể chính chúng từ bỏ gia đình do chán ngán cảnh bất an, sự ngược đãi hay đau khổ vì bạo hành, những mối dây lien hệ với gia đình đã tan nát, chúng là những kẻ thực sự vô gia đình”
Sự phân chia này tuy giúp chúng ta có một cái nhìn rạch ròi hơn về trẻ đường phố, nhưng cũng rất tương đối tùy thuộc vào tình trạng và môi trường noiư các em sinh sống. Dù các định nghĩa này được hiểu như thế nào thì trẻ đường phố đều là một thành tố của gia đình hạt nhân – Gia đình chỉ có bố, mẹ và con bị tách khỏi một mái nhà và có một cuộc sống không ổn định, luôn bị sự đói khổ và những nguy hiểm rình rập, luôn phải sống trong một cơ chế Phòng Vệ, chính vì thế đã hình thành những phản ứng về tâm lý khác với các trẻ bình thường. Đây chính là điều chúng ta cần quan tâm.

Theo Chuyên viên tâm lý Lê Khanh
(Tập huấn TNV dự án Tương Lai)
Về Đầu Trang Go down
4mat
Thủ lĩnh thanh niên
Thủ lĩnh thanh niên
4mat


Tổng số bài gửi : 130
Age : 34
Đến từ : Bình Dương

Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên   Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên Icon_minitime9/2/2009, 5:48 pm

Phần II: Nguyên nhân xuất hiện trẻ đường phố


Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc trẻ phải trở thành trẻ dường phố, các nhà tâm lý trẻ đã đưa ra những nguyên nhân chính dựa trên 3 khía cạnh khác nhau: Xã hội, Gia đình và Tâm lý.
Về mặt xã hội

Trẻ đường phố không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà tồn tại ở tất cả các nước trên thế giới. Theo nghiên cứu của Jacqueline Pirenne trong cuốn “Trẻ đường phố ở Addis Abeba” thì những nguyên nhân xuất hiện trẻ đường phố là:

-Sự phát triển đô thị nhanh chóng

-Sự quá tải về dân cư trong ccs đô thị lớn

-Những biến động xã hội, sự di dân từ nông thôn ra thành phố

-Sự tan vỡ gia đình

-Sự nghèo đói

-Về mặt gia đình

Những bất ổn trong gia đình, sự tan vỡ, cái chết của những người thân,…là những yếu tố làm xuất hiện trẻ đường phố. Hai nguyên nhân chính có thể kể đến là:

-Gia đình bị đổ vỡ, trẻ bị bỏ bê hay bị người thân ngược đãi

-Gia đình nghèo, không đủ ăn phải đi kiếm sống

Ngoài ra có một số lý do như:

-Cha mẹ mất, không còn gia đình

-Bị cha mẹ hay người bảo hộ bỏ rơi

-Cảm thấy khổ sở, chán ngán tình trạng gia đình

Như vậy, đối với trẻ gia đình không còn là nơi mà trẻ tìm thấy được sự no ấm, an toàn hay cảm nhận được sự chăm sóc, bảo vệ. Theo đó mục tiêu tiếp cận, hỗ trợ trẻ để đưa trẻ về với gia đình có phát huy được tác dụng tốt nếu như chúng ta không thể giúp gì tốt để cải thiện những mối quan hệ giữa trẻ và gia đình hay cải thiện kinh tế của gia đình trẻ!
Về mặt tâm lý

Do những mặc cảm, rối nhiễu hay chống đối, phản ứng lại các ứng xử không thích hợp của cha mẹ, người thân. Đôi khi trẻ phản ứng lại với một cách cư xử nhất thời khi giận dữ của cha mẹ, trẻ sợ bị đánh đòn, la măng khi phạm một sai lầm nào đó như trong việc học tập, hay đánh mất một món đồ,…

Cũng có nhiều nguyên nhân khác làm trẻ bỏ nhà ra đi như nạn bạo hành trong gia đình, bị lạm dụng tình dục của người thân, hoặc bị bạn bè rủ rê,…

Có thể rút ra một điểm chung nhất trong những nguyên nhân này đó là lý do cơ bản nhất nằm tại cách cư xử của người thân đối với trẻ.
Về Đầu Trang Go down
4mat
Thủ lĩnh thanh niên
Thủ lĩnh thanh niên
4mat


Tổng số bài gửi : 130
Age : 34
Đến từ : Bình Dương

Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên   Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên Icon_minitime9/2/2009, 5:49 pm

Đặc điểm và tính cách của trẻ lang thang :

- Trẻ lang thang là những đứa trẻ thích tự do và sự tự do đó không giống nhau qua các hoàn cảnh của từng đối tượng, cho nên phải thận trọng khi nhận xét và khuyên bảo về việc " đoàn tụ ".
- Trẻ lang thang thông thường thì không chịu sống trong khuôn khổ và nơi ở cũng sẽ thay đổi theo nhu càu cuộc sống và công việc nên rất khó khăn cho các lần gặp sau đối với các bạn tình nguyện.
- Các em thường có tính phòng vệ cao, đôi khi hơi hung hãn với những người lạ mặt khi chưa thật sự hiểu vấn đề của các bạn, vì vậy nụ cười thân thiện là một trong những cách để gây thiện cảm tốt nhất cho các em khi lần đầu gặp.

Tuy vậy, ở trong tâm trí và bản chất của các em thì thông thường bộc lộ nhiều cách trong các cử chỉ hào hiệp, tương trợ và thông cảm những người cùng cảnh ngộ. Đặc biệt là các em có tính tự lập cao và biết cách tổ chức cho cuộc sống riêng của mình .

Tâm lý chung của trẻ lang thang :

Sự đổ vỡ,tổn thương về tinh thần và tình cảm là điều khó tránh khỏi đối với những trẻ lang thang bước ra đi từ một gia đình không hạnh phúc hay một sự xâm phạm nặng nề nào đó về tinh thần hay thân thể. Cho nên khả năng tin tưởng vào chúng ta rất ít và luôn luôn tỏ ra nghi ngờ. Đó là một thực trạng nhức nhối của trẻ lang thang mà chúng ta đang phải đối mặt.

Nhiều nhiều và rất nhiều trẻ lang thang ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh => các em sẽ tự tìm đến nhau và tập họp thành một nhóm và hoạt động sai trái trong nhiều phạm vi => cái mà chúng ta vẫn thường gọi là tệ nạn => trong tâm trạng tất cả đều bị tổn thương => các em sẽ suy nghỉ bi quan là chỉ có các em trong nhóm mới có thể hiểu và thông cảm được với nhau về nỗi đau đớn trong lòng chúng bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng trào sôi một cách mạnh mẽ không lối thoát. => các em sẽ tìm cách lãng quên, thay thế những sự thật phủ phàng mà các emđã gặp phải qua những việc như : khói thuốc và lang bạt một cách ngông cuồng, => móc túi trấn lột, nghiện hút và tình trạng này cứ kéo dài triền miên nên không ít người trong xã hội nghĩ rằng các em đã mất đi bản tính con người.

Vậy thì làm thế nào để làm quen với trẻ ???[/size]

Theo quan điểm và sở thích chung của các em thì việc hỏi chuyện các em là một cách tốt nhất giúp các em đỡ căng thẳng và tâm sự một cách thoải mái, bởi vì các em đều có nhiều tâm sự và mong muốn được nói ra với ai đó cho thỏa lòng và các em sẽ nhận thức được việc đó khá cao so với các em không cùng cảnh ngộ.

Khi bắt chuyện với các em cần lưu ý :

- Nếu không quen biết em đó, chúng ta nên chủ động giới thiệu một cách đơn giản và ngắn gọn chúng ta là ai ? Vì sao lại có mặt ở đó. Còn nếu đã quen các em ,hãy nói rõ lý do cuộc trò chuyện và cũng đừng nên chiếm nhiều thời gian cho cuộc nói chuyên này, bởi vì còn nhiều việc mà các em còn phải thực hiện trong ngày để tồn tại trong cuộc sống.
ví dụ như :"Chị nghe nói em muốn tìm một công việc mới phải không ? chị tin rằng
có thể giúp em một chút đấy " ... nhưng tuyệt đối đừng nên quá máy móc trong mọi tình huống.
-Cuộc nói chuyện với trẻ cần đựoc tiến hành trong không khí yên tĩnh và thoải mái .Chúng ta có thể bắt đầu bằng những câu đơn giản như "Em tên là gi ? EM bao nhiêu tuổi?"Điều quan trọng là phải coi mình ngang hàng với các em và hòa nhập chung tâm hồn mình với trẻ, giải thích cho các em rằng :câu chuyện của chúng ta là chuyện riêng và sẽ không một ai được biết cả .

-Thường các cuộc nói chuyện với các em rất ngắn, vì thời gian của cà hai bên không nhiều nên cố gắng hỏi và quan tâm đến những điều hợp lý và gần gũi.
Điều đó sẽ làm các em bớt đi căng thẳng và không gây khó khăn cho sự giao tiếp sau này. Các em cần thời gian để có lòng tin , khi trò chuyện hãy dùng những câu mang tính gợi mở, tránh những câu hỏi chỉ nhận được câu trả lời có hoặc không .

-Điều nên làm là chúng ta cần tập trung trong khi giao tiếp như :Chăm chú lắng nghe những điều trẻ nói ,quan sát sự thay đổi nét mặt trẻ để đoán tâm tư, tình cảm và nguyện vọng thay đổi của trẻ khi cần. Chúng ta cần gật đầu hoặc mỉm cười tán thành để chứng tỏ chúng ta rất quan tâm đến điều đang nghe. Làm thế nào để các em hiểu và nhận ra rằng mình đang tôn trọng các em.

Những điều cần nắm bắt và lưu ý trong khi giao tiếp với trẻ.
-Tiểu sử trẻ :Tên tuổi, quê quán, gia đình, trình độ học vấn, sở thích và mơ ước, đã ở bao lâu trên đường phố, tại sao phải đi lang thang ?

-Tình hình hiện tại : Sức khoẻ, mối quan hệ hiện thời với gia đình, điều kiện ăn ở, sống bằng nghề gì, thu nhập khoảng bao nhiêu ? Những mong muốn ổn định và khó khăn hiện tại ?

-Quan hệ xã hội khác : Hoạt động một mình hay theo nhóm ? Có sự hỗ trợ tổ chức nào không ? đã bị bắt lần nào chưa ?

Giúp đỡ trẻ như thế nào ?

-Giúp các em tự tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp như : bán báo, đánh giày, giới thiệu vào các mái ấm, các trường mở, chúng ta nên hướng các em theo sự độc lập về công việc như phân công lao động, củng cố đoàn kết và phân chia tài chính .

-Tổ chức các lớp học tình thương, lớp học nghề, cùng với trẻ tham gia các chương trình vui chơi giải trí qua đó giáo dục thái độ và cách sống tích cực .

-Giới thiệu trẻ đến các trung tâm từ thiện của xã hội với điều kiện trẻ tự nguyện, không nên ép buộc trẻ khi thời điểm chưa đến.

Các tình nguyện viên cần lưu ý

-Đến với các em bằng tình cảm chân thành , xoá bỏ mặc cảm đối với trẻ như : thưong hại, né tránh, khinh ghét, thị uy ..tìm hiểu cảnh ngộ, tôn trọng tự do và nhu cầu của trẻ .

-Giúp đỡ một cách thiết thực, tôn trọng quyền tự quyết của trẻ, phát huy tiềm năng sẵn có của trẻ, giúp các em hoà nhập cộng đồng .

-Luôn luôn thành thật với các em, không nên vì an ủi mà hứa những việc không thể thực hiện được .

QUAN TRỌNG LÀ CHÚNG TA KHÔNG NÊN ĐỂ TRẺ MẤT LÒNG TIN VÀO MÌNH.

Đây là những điều căn bản giúp các tình nguyện viên tiếp xúc với trẻ lang thang.
Nhưng đây cũng chỉ là những lý thuyết => nên cần phải linh hoạt và uyển chuyển cho từng trường hợp một, tránh chủ quan và áp đặt.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong nhóm lang thang nhiều hơn khi tiếp cận với trẻ.

(sưu tầm)
Về Đầu Trang Go down
4mat
Thủ lĩnh thanh niên
Thủ lĩnh thanh niên
4mat


Tổng số bài gửi : 130
Age : 34
Đến từ : Bình Dương

Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên   Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên Icon_minitime9/2/2009, 5:50 pm

Một số kinh nghiệm khi lần đầu tiếp xúc với trẻ lang thang:
Có một phuơng pháp tiếp xúc với trẻ nhỏ , bất kì là trai hay gái dưới mười bốn tuổi ....là các em bé lang thang làm đủ các nghề mà mình đã áp dụng chưa bao giờ thất bại các bạn thử xem nhé :
-Nếu bạn đang đứng ở một chỗ nào đó trên phố ( hay là cố tình đứng ở một khu vực nào đó gần các em để tìm cơ hội làm quen ý mà ) mà các em đến xin tiền, hay mới đánh giầy...thì hãy làm các hành động sau: nếu với bé gái hãy nhẹ nhàng khoác nhẹ lên vai bé , cúi xuống hỏi em ở khu A ( tốt nhất hãy lấy một địa điểm nào đó gần khu các em đang đứng hay nơi mà bạn biết chắc là em đó đang ở )phải không ? hôm nay có xin(hay đánh giầy , bán hàng ) được nhiều không em ? ...câu hỏi và thái đọ này sẽ làm quen rất nhanh với trẻ , trẻ nữ sẽ rất dễ than thiện với thái độ này của bạn, với các trẻ có tính cách hiền lành bé sẽ trả lời là vâng ,và nói là chưa đựơc nhiều nếu bạn nói đúng khu em bé ở , với trẻ tính cách một chút nó sẽ hỏi là sao chị biết ? Hay nhìn một cách thăm dò hay là người quen .
-Nếu trẻ trả lời về một khu nào đó không phải khu mà bạn hỏi , hãy tiếp tục hỏi trẻ : ở chỗ em có được gặp các anh chi sinh viên ( nếu ở đó đã cso thành viên mình tiếp xúc mà bạn chưa quen ) hay là hỏi về một cái nhà , hay một cái quán gì đo ở khu đó mà bạn biết và chắc chắn em đó cũng biết .......Uh nếu tiếp cận được rồi thì rất dễ để có thê đến nơi các em ở bằng một cách rất tự nhiện ; rằng chị cũng muốn gặp các anh chị sv đó , hay là chị muốn xem cái nhà , hay cía quán đó , khi nào em về cho chị đi cùng nhé , vì bây giờ chị quên đưồng rồi.......
-Với trẻ Nam thì tiếp xúc sẽ khó hơn , nhưng chúng ta có thể áp dụng được , khi trẻ hỏi xin tiền hay mời mua, mời đánh giầy hay là chúng ta có thể tự động đến hỏi nhưng hãy với vẻ mặt tở ra ngạc nhiên một chút , suy nghxi một chút điệu bộ cố nhớ ra tên và hỏi : chị nhớ là em ở khu A phải không ? chị em mình đã gặp nhau rồi nhỉ ? em ttên là......hì với trẻ nam chắc chắn chúng nó sẽ không từ bỏ một câu hỏi như này đâu vì trẻ con mà rất tò mò .....Và bắt chuyện tiếp theo không phải khó đúng không nhỉ ?
-Có một cách khác có thể tiếp cận nhanh với trẻ , thậm chí còn biết hoàn toàn về nơi các em ở : đó là hãy chọn một cạu bé có vẻ láu cá một chút , hay nóng tính cũng không sao , nhìn qua thì có thê tạm đoán đựoc tính cách mà , phương pháp này cpòn có thể đựoc áp dụng với cả trẻ lớn và các dạng trẻ đặc biệt chuyên móc túi nữa : đó là nếu bạn dự định tiếp cận một khu vực nào có nhiều trẻ lang thang , hãy chuẩn bị trước khi đến đó , hãy để cặp ở nhà , đi tay không thôi , tốt nhất là nên đi hai người ,một nam một nữ , nếu đi bằng phương tiện xe máy hãy gửi xe ở một điểm trong xe cách xa khu vực dó và đi bộ vào .quan trọng là trang phục đừng cầu kì quá , đơn giản bao nhiêu tốt bấy nhiêu ...hãy đi đến đó hỏi chúng nó về một đứa bé nào đó , cũng làm nghề đánh giầy , quê ở đâu đó , tả một số đặc điểm vè trẻ ( tát nhiên là đừng quá giống một đứa nào ở khu đấy nhé ) và bạn sẽ gặp những câu hỏi như : nó lấy gì của anh chị à ? hãy giải thích rằng chị quen với nó thôi nhung không nhớ là nó ở khu vực nào .Trong lúc đó tranh thủ hỏi ở đây chủ yếu là quê ở đâu .Hãy nói với các em là chị có thể đến đây chơi không để khi nào nhỡ các em gặp em chị thì có thể nói cho chị ?.......
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên   Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Luận bàn về kỹ năng tiếp xúc của thanh niên
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chùm bài viết về kỹ năng sống mới sưu tầm nè
» Chùm bài viết về kỹ năng sống mới sưu tầm nè (P.2)
» Chùm bài viết về kỹ năng sống mới sưu tầm nè (P.3)
» Các hoạt động kĩ năng
» Kỹ Năng Cho Cán Bộ Đoàn Hội Quản Trò

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TNTN QUẬN THANH KHÊ :: Góc giao lưu - chia sẻ :: Kỹ năng hoạt động xã hội :: Góc dành cho các kỹ năng khác-
Chuyển đến