TNTN QUẬN THANH KHÊ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TNTN QUẬN THANH KHÊ

Một cộng đồng thanh niên tình nguyện văn hoá
 
PortalPortal  Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Cha quyết định bán nhà khi tôi đỗ đại học

Go down 
4 posters
Tác giảThông điệp
CITA
Admin
Admin
CITA


Tổng số bài gửi : 379
Age : 40
Đến từ : Thanh Khê

Cha quyết định bán nhà khi tôi đỗ đại học Empty
Bài gửiTiêu đề: Cha quyết định bán nhà khi tôi đỗ đại học   Cha quyết định bán nhà khi tôi đỗ đại học Icon_minitime13/9/2008, 10:32 am

<Bài viết thi tôi có thể tại VNEXPRESS: http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/Nhip-dieu-tre/2008/08/3BA0530A/ >

Có lần, bị cô giáo đuổi về nhà vì không có tiền đóng học đúng hạn, con hậm hực lắm. Con không biết rằng ở mãi huyện đảo Vân Đồn kia, bố đang chống chọi tất cả cũng vì bọn con... Đến giờ, con mới hiểu vì sao ngày ấy mẹ thường khóc khi nghe trên đài tin gió mùa đông bắc về.

Với người học chưa hết cấp 1 như bố việc viết một bài văn tự luận khó chẳng khác gì đường lên trời. Tôi viết bài này với hy vọng thay bố tôi nói lên những hy sinh mà bố đã dành cho con cái, và cũng là tự viết cho chính mình bởi sự hy sinh ấy của bố là hành trang, là động lực để tôi có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Ngày cưới mẹ, lẽ ra phải là ngày hạnh phúc nhất đời bố nhưng đó lại là ngày mà bố bắt đầu sống với những mâu thuẫn... Tất cả cũng vì hủ tục "môn đăng hậu đối" của làng quê nghèo. Nhà ngoại nghèo lắm, còn nhà nội lại là một gia đình "có máu mặt" trong làng. Mẹ về làm dâu nhà nội dưới con mắt dò xét, khinh miệt của mọi người...

Và cũng bắt đầu từ đấy, bố sống trong những mâu thuẫn, làm thế nào để cân bằng được tình cảm giữa hai bên, làm thế nào không nghiêng về bên vợ để không mang tiếng là đứa con bất hiếu và làm thế nào để che chắn cho mẹ trước những con mắt không mấy thiện cảm từ phía họ hàng bên nội...

Ngày các con ra đời, niềm vui chưa dứt thì đôi vai mẹ lại nặng thêm vì những gánh gạo, còn đôi chân cha lại mệt nhoài với chiếc xe thồ rau cũ kĩ trên con đường mưu sinh lo cho con cái.

Con còn nhớ ngày ấy, khi tiếng gà chưa kịp gáy, ông mặt trời chưa kịp thức dậy, với chiếc xe thồ chở đầy rau, bố lại một mình đạp hơn 20 cây số ra tận trung tâm thành phố để bán. Chiều về, vội dúi vào bàn tay nhỏ xíu của con khi thì củ khoai lang luộc, khi cái bắp ngô, lúc cái bánh rán, bố lại vội vàng vớ đôi quang gánh ra đồng cắt rau cho kịp chuyến hàng ngày mai.

Con vẫn còn nhớ đâu đây nơi đầu lưỡi vị ngọt của củ khoai lang luộc hay hương thơm của bánh rán mà đâu biết rằng để mua được những thứ quà ấy bố đã phải nhịn ăn bữa trưa. Cũng tại con tất cả, tại tính nhõng nhẽo của con lúc nào cũng khóc đòi quà mỗi khi bố đi chợ về...

Vị ngọt kia sao lúc này con cảm thấy đắng quá khi nhìn thấy mái tóc bố có qua nhiều sợi bạc. Phải chăng nó đã bạc nhanh so với tuổi của bố bởi những mệt nhọc trên con đường hằng ngày bố vẫn đạp để nuôi chúng con khôn lớn trưởng thành?

Rồi chị em chúng con phải đi học, nỗi lo cơm áo ngày nào của bố mẹ giờ lại thêm việc lo cho chị em chúng con nào là tiền bút, tiền sách, tiền vở, tiền học phí. Bao gánh nặng lại đè lên đôi vai gầy của bố...

Thế là sau những mùa vụ vất vả, bố lại khăn gói ra mãi Quảng Ninh để làm phụ vữa cho người ta, chắt chiu từng đồng tiền gửi về quê cho bọn con đóng học. Ngày ấy, trong lớp con là đứa đóng học muôn nhất. Có lần, bị cô đuổi về nhà vì không có tiền đóng học kịp hạn, con hậm hực lắm.

Con trách bố mẹ nhiều mà không biết rằng ở mãi huyện đảo Vân Đồn kia, mặc cho gió biển, mặc cho cái rét của gió mùa đông bắc, bố đang chống chọi tất cả cũng vì bọn con... Đến giờ, con mới hiểu vì sao ngày ấy mẹ thường khóc khi nghe trên đài tin gió mùa đông bắc về.

Ngày biết tin chị Mai vào đại học, con mừng lắm, chạy thẳng về nhà khoe với mọi người. Bố chỉ cười, một nụ cười "méo xệch". Vui thật đấy nhưng với người học chưa hết cấp 1 như bố làm sao giải được bài toán chỉ có vài xào ruộng mà có thể lo cho cuộc sống của một sinh viên trên thành phố, ấy là chưa kể chị thứ 2 cũng bước vào lớp 12, con thì lớp 10 và em út cũng đã học lớp 6...

Nhưng bố vẫn quyết tâm cho chúng con ăn học. Bố thường bảo rằng, dù khó khăn thế nào cũng phải cho chúng con ăn học đến nơi đến chốn, học luôn phần của bố mẹ, học để không phải sống cuộc sống nghèo khổ như bố mẹ.

Và cũng vì cái tư tưởng "thoát nghèo" ấy mà bố mẹ ngày càng vất vả vì chúng con. Gia đình mình tưởng chừng như không còn mái nhà để sinh sống khi nghe tin con đỗ vào đại học. Làm thế nào mà chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng có thể nuôi được 2 chị em con học đại học đây?

Gánh gạo của mẹ, xe rau của bố hằng ngày cũng chỉ đủ tiền cho 2 chị em sinh hoạt tối thiểu trên thành phố. Bố đi làm thêm những lúc nông nhàn cũng chẳng đủ để cho chị em đóng học phí hằng tháng. Và thế rồi bố quyết định sẽ bán nhà lấy tiền cho chị em con tiếp tục ăn học, tiếp tục viết lên ước mơ "thoát nghèo bằng con đường học vấn" của bố mẹ.

Nhưng điều kỳ diệu đã đến với gia đình mình. Ấy là một buổi chiều tháng 12/2003 con nhận được thông báo từ phòng đào tạo của trường đại học rằng đã được một suất du học vì đỗ thủ khoa.

Con lập tức gọi điện về quê thông báo với bố mẹ, nhưng mãi đến chiều bố mẹ mới được nghe trực tiếp con thông báo tin vui ấy bởi lúc trưa con gọi điện về nhà, bố mẹ vẫn còn vất vả thu gặt trên đồng. Bố chỉ nói với con một câu "Chúc mừng con". Còn con, trong suốt chặng đường hơn 100 cây số từ Hà Nội về Hải Phòng trên chuyến xe muộn cuối ngày, lòng tràn ngập niềm vui bởi "Bố ơi, mẹ ơi, gia đình mình sẽ không phải bán nhà nữa rồi"...

Bây giờ, chị thứ nhất đã tốt nghiệp đại học và đang học thạc sĩ, chị thứ 2 cũng có việc làm ổn định. Còn con đang du học ở xứ sở của Bạch dương và một năm nữa là tốt nghiệp, đứa em út cũng chuẩn bị bước vào đại học...

Vậy là niềm mong mỏi của bố, chúng con coi như đã thực hiện được một nửa. Lúc này đây, ở xứ người, con muốn gửi lời cảm ơn tới bố, bởi sự hy sinh của "Người" dành cho con cái là động lực để con "có thể" trong cuộc sống này.

Cảm ơn Người - bố của con.
Về Đầu Trang Go down
http://quandoanthanhkhe.blogspot.com/
Ô mai tiểu tử
Admin
Admin
Ô mai tiểu tử


Tổng số bài gửi : 649
Age : 30
Đến từ : Great Galaxy

Cha quyết định bán nhà khi tôi đỗ đại học Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cha quyết định bán nhà khi tôi đỗ đại học   Cha quyết định bán nhà khi tôi đỗ đại học Icon_minitime13/9/2008, 10:50 am

Có cha tuyệt nhỉ.....
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/hetxienoai
loptruong07t3
HLV cấp I
HLV cấp I
loptruong07t3


Tổng số bài gửi : 613
Age : 37
Đến từ : Phường An Khê

Cha quyết định bán nhà khi tôi đỗ đại học Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cha quyết định bán nhà khi tôi đỗ đại học   Cha quyết định bán nhà khi tôi đỗ đại học Icon_minitime13/9/2008, 11:31 am

Sad Sad Sad 1 người bố tuyệt vời.
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/gameover251vnn
minhduc
Hoạt náo viên
Hoạt náo viên
minhduc


Tổng số bài gửi : 35
Age : 38
Đến từ : Trái Đất

Cha quyết định bán nhà khi tôi đỗ đại học Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cha quyết định bán nhà khi tôi đỗ đại học   Cha quyết định bán nhà khi tôi đỗ đại học Icon_minitime24/9/2008, 9:42 am

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Nặng gánh cuộc đời không ai khổ bằng cha


Vâng, tình cảm của cha mẹ dành cho con không có một điều gì có thể ví được. Vì con, cha mẹ có thể hi sinh tất cả. Cũng như cha, tình cảm của người mẹ cũng không có gì so sánh được. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn thấy rõ hơn về điều đó
(http://vietbao.vn/Xa-hoi/Di-khap-the-gian-khong-ai-tot-bang-me/20792192/122/)

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Giống như tình yêu, gia đình luôn là vĩnh hằng khi trái đất vẫn tiếp tục sinh ra con người, để cho con người dù dọc ngang trời đất, vẫn cứ quay về, trước mỗi ấm lạnh cuộc đời. Ở đó, người mẹ luôn là ngọn lửa ấm, là linh hồn thổi vào đời đứa con cả sự sống lớn khôn, cả yêu thương vô bờ bến, bằng chắt chiu và tảo tần… Để cho dù có đi khắp thế gian, mọi đứa con có gặp bao điều hay lẽ phải, cũng không gì có thể sánh được với tấm lòng trời biển của mẹ, “không ai tốt bằng mẹ”

Bánh khúc tuổi thơ


Hồi bé, hễ mẹ bảo sáng nay tranh thủ nhổ cỏ ruộng với mẹ là tôi phụng phịu. Ruộng nhà tôi nằm ven sườn máng Chùa. Con máng nhỏ cắt đôi cánh đồng chi chít những vũng sòng. Mẹ bảo ngày xưa lúc bố mẹ mới lấy nhau, đêm nào, bố mẹ cũng phải gánh cát ở những cái vũng sòng này về tích cóp để xây nhà. Cái nhà ngang lúc tôi còn nhỏ là một “chứng tích” của bố mẹ.

Cánh đồng mùa đông trụi lốc. Dọc sườn máng, hoa cải vàng hanh hao chạy dài mãi. Tổ dế đùn kín đặc. cả buổi sáng ngoài cánh đồng, tôi chạy loăng quăng hết đổ nước dế lại đào mót khoai lang. Mẹ bảo mãi không được đành lắc đầu cặm cụi rẫy cỏ. Bất chợt, như nhớ ra điều gì, mẹ chống tay lên cán cuốc gọi to: “Nhổ cây khúc đi, chiều về mẹ làm bánh cho mà ăn”

Tôi tròn xoe mắt rồi nhảy tâng tâng. Những buổi sáng sương muối, lá khúc trắng lốp đốp kín cả cánh đồng. Lạ thật, giống cây khúc này bạ đâu cũng mọc được, tốt hơn cả cỏ kim. Thân và lá nó nổi đầy lông tơ nhỏ trắng đục. Tôi bỗng nhớ món “kẹo cao su” của bọn trẻ chăn trâu chúng tôi.

Ngày ấy, buổi chiều đi chăn trâu, khi đã đào hết củ lang, mót hết cà chua cuối vụ, cánh đồng chả còn gì, thế mà chúng tôi vẫn kiếm được cái ăn. Nhổ thân cây khúc phủi phủi đất, trệu trạo nhai cũng dai dai như kẹo cao su thật. Thấy mẹ bảo vậy, tôi lựa những cây khúc thân nhỏ nhưng xanh mơn mởn. Lá còn đọng sương đêm. Vì đó là cây khúc nếp. Nếu tham, chọn cậy khúc to mỡ màng, thân hơi xanh phốp pháp thì đó là khúc tẻ. Khi nấu sẽ không thơm và dẻo như khúc nếp.

Chiều tối, tôi ngồi chồm hỗm xem mẹ băm lá khúc. Hết băm mẹ lại giã. Mồ hôi nhễ nhại, mẹ chẳng bao giờ kêu mỏi. Tôi thấy nhiều lắm mỗi lần mẹ chỉ ăn một đến hai cái bánh là cùng. Tôi bảo mẹ ăn nữa nhé, mẹ bảo mẹ chán lắm rồi. Thế mà chả mùa nào mẹ quên làm bánh khúc. Mẹ giục tôi đi lấy lá mít. Tôi chạy tắt qua vườn, leo tót qua bờ vây xuống nhà bác tôi rồi nhẹ nhàng leo lên cây mít. Tôi phải lén lút vì sợ anh con trai bác biết, thế nào tối anh cũng lên chầu chực.

Mẹ tôi đem thứ gạo nếp thơm lừng trộn đều vào lá khúc đã băm nhuyễn xanh ngắt. Mẹ miết từng miếng nhỏ khum khum hình bàn tay, đặt đỗ vào trong rồi cho vào chõ đồ lên như đồ xôi. Bữa cơm tối đó, tôi hí hửng món bánh khúc, chỉ và qua loa bát cơm rồi chạy ngay xuống bếp. Mở vung chõ, giật nắp lá chuối ra. Một mùi thơm phức rất khó tả lẫn trong làn khói nghi ngút. Tôi xuýt xoa cắn ngập răng vào miếng bánh. Chẳng hiểu sao anh Điệp, con bác tôi vẫn biết. Anh nhẩy tâng tâng như phi ngựa, hò hét từ cổng. Mẹ mỉm cười còn tôi cố ăn nhanh dù bánh vẫn còn nóng.

Hôm về quê, buổi sáng mẹ lẳng lặng đi đâu mất. Rồi mẹ về tay cầm một nắm lá khúc khuôn mặt tươi tỉnh: “Giờ người ta phun thuốc diệt cỏ nhiều. Mẹ đi khắp cánh đồng mới nhổ được một nắm. Chiều ở nhà mẹ làm bánh cho mà ăn. Chứ ở ngoài đó chắc thèm lắm!”. “Úi giời! Mẹ nghỉ ở nhà cho khoẻ. Ngoài đó nghìn một chiếc. Mà giờ mấy ai ăn cái thứ bánh ấy nữa”

Mắt mẹ hơi xịu xuống. Lối sống qui ra tiền chốn thị thành đã khiến tôi buột miệng như vậy. Tôi đã làm mẹ buồn. Thứ bánh khúc của mẹ đã nuôi lớn tuổi thơ tôi đâu thể tính bằng tiền. Nhìn nắm lá khúc cỗi cằn trong bàn tay sạm nắng của mẹ, tôi giật mình thảng thốt, cảm giác như có lỗi. Bất chợt, tôi nhớ con máng Chùa mùa này không biết có vàng hoa cải? Tôi nhớ cả dáng chạy khấp khởi của anh Điệp mỗi khi mẹ làm bánh khúc… Ôi, bánh khúc của mẹ, bánh khúc của tuổi thơ tôi.

Ai còn mẹ, xin đừng làm mẹ khóc.


“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha. Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ. Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha. Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn. Mang cả tấm thân gầy, cha che chở đời con. Ai còn mẹ- xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con”.

(Lời dạy của Đức Phật)

Mẹ tôi khóc. Những giọt nước mắt từ đôi mắt sâu vốn đã rượi buồn của mẹ chảy trên gương mặt khắc khổ mang dấu vết của sương gió và thời gian, lặng lẽ rơi xuống khiến lòng tôi đau thắt. Trong khoảnh khắc, tôi thấy mình có lỗi kinh khủng…

Mẹ tôi đã khóc tưởng chừng không còn nước mắt khi cha tôi đột ngột qua đời, để lại cho mẹ năm đứa con thơ dại nơi mảnh đất miền trung khô cằn nắng gió. Chúng tôi đã tự nhủ lòng không bao giờ được để mẹ khóc vì những gian truân chất chồng lên đời mẹ đã quá đủ. Vậy mà… 13 năm sau, lúc này đây, mẹ tôi lại khóc.

Tôi thi đại học lần thứ ba, và lại trượt. Số điểm của tôi chỉ cách điểm chuẩn chút ít- nhưng cũng đủ để tất cả hy vọng của mọi người trong gia đình dành cho tôi sụp đổ. Hôm ấy trời đổ mưa. Mưa dữ lắm. Tôi lao mình chạy dầm trong mưa cho đến khi rã rời, ngã sóng soài trên cát. Cát ráp nhọn sát vào da thịt. Chỉ nghe đau nhói ở sâu mãi trong lòng.

Tôi quyết định rời khỏi nhà để tránh sức ép cùng không khí nặng nề bao trùm trong gia đình. Tôi sợ phải gặp mẹ, thấy đôi mắt buồn và sâu của mẹ đăm đắm dõi nhìn về mãi xa phía biển khơi. Và tôi tìm đến với rượu, theo đám bạn học cùng lớp ngày xưa, tụ tập đàn đúm, cho quên đi những muộn phiền trong cơn say…Tôi mất đi khái niệm thời gian, cứ để mặc cho mỗi ngày mới lặng lẽ đến, lặng lẽ trôi đi như thế cùng những nỗi chán chường mệt mỏi tự tôi gây nên.

Tôi đã không biết một điều, đêm nào mẹ cũng thao thức. Chỉ cần nghe có tiếng gió, tiếng động lạch cạch ngoài then cửa, là mẹ lại vội vàng trở dậy tưởng con về. Tôi không biết cả nhà đã lo lắng cho tôi vô cùng. Tối nào, mọi người cũng phần cơm tôi, ngong ngóng, tuy không ai dám nói ra, có lẽ vì sợ mẹ đau lòng.

Chiều hôm ấy, tôi men theo con đường sỏi đá trở về, nhưng không rẽ về nhà ngay mà tạt qua khu chợ chiều. Một ngọn gió nóng lùa qua làm lá khô và bụi đất bay lên, cuộn thành những vòng xoáy nhỏ. Tôi đưa mắt kiếm tìm…

Kia rồi, dưới mái lá của một quán nhỏ liêu xiêu, mẹ tôi đang ngồi đó với gánh hàng xén của mình. Chiếc nón trắng lụp xụp che khuất gần hết khuôn mặt của mẹ. Rồi mẹ ngước nhìn lên mời khách. Mấy sợi tóc muối tiêu lòa xòa trên trán đầy những nếp gấp thời gian. Vẫn đôi mắt ấy, đôi mắt buồn và sâu, có những quầng thâm sạm lại. Tôi rùng mình… Chưa bao giờ thấy mẹ tiều tụy đến như vậy.

Và bước chân đưa tôi đến đứng trước gánh hàng của mẹ lúc nào không hay. Mẹ bỏ nón ra, nhìn tôi không chớp. Hai bên má mẹ co lại, giật giật…Rồi tự dưng nước mắt mẹ trào ra- những giọt nước mắt yêu thương, xót xa. Tôi bỗng thấy hối hận, day dứt vô cùng.

Sinh nhật tới, tôi trốn biệt ở nhà, không đi chơi cùng đám bạn thân như mọi khi. Món quà duy nhất tôi nhận được là của cô em gái, một chiếc mũ và một cây bút. “Chiếc mũ này để anh đội đầu cho đỡ nắng. Còn cây bút này là mong anh cố gắng, thử sức một lần nữa trong kỳ thi sắp tới. Chúc anh thành công”.

Tôi miệt mài ôn thi gần như thức trắng đêm.

Có một điều mà tự thẳm sâu trong cõi lòng tôi vẫn còn canh cánh. Ấy là muốn nói với mẹ một lời xin lỗi mà không đủ can đảm và tự tin. Bao lần ngượng ngùng, ngập ngừng định nói rồi lại thôi… Cho mãi đến tận hôm lên tàu đi thi, tôi định nói lời xin lỗi với mẹ mà vẫn không thể thốt ra lời, cứ lên tàu, lại chạy xuống, rồi lại chạy lên… Các anh chị của tôi ngơ ngác: “Cái thằng này hôm nay nó bị làm sao ấy nhỉ?”. Mẹ tôi thì chỉ mỉm cười giục: “Thôi, lên ngồi ổn định đi, tàu sắp chạy rồi đấy con!”

Bây giờ tôi đã là sinh viên năm thứ ba của một trường đại học. Tôi sống trong ký túc xá của trường, mỗi năm chỉ có thể về thăm nhà một lần vào dịp Tết. Hằng đêm bên trang giấy trắng để viết tiếp lên đó những dự định, những con đường mà tôi sẽ đi qua, sẽ vươn tới- những lúc mệt mỏi, tôi lại lấy bức ảnh của gia đình ra ngắm.

Mẹ tôi ngồi giữa, năm anh chị em chúng tôi quây quần xung quanh. Vẫn cái dáng người gầy gầy nhỏ bé, chiếc áo sờn vai cùng đôi mắt sâu và lúc nào cũng rượi buồn như chất chứa bên trong một nỗi u hoài chẳng khi nào vơi tan. Đôi mắt ấy làm tôi day dứt, trăn trở bao lần. Chợt nhớ những lời răn dạy của Đức Phật sáng nay đọc được trong cuốn sổ nhỏ của cậu bạn ngồi cùng bàn, tôi lại càng cảm thấy nôn nao, nhớ mẹ da diết.

Nhất định kỳ nghỉ hè tới đây, tôi sẽ về- về thăm mẹ, để nói với mẹ một lời xin lỗi dẫu đã muộn màng, cho những giọt nước mắt đã rơi của mẹ… Mẹ ơi!
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Cha quyết định bán nhà khi tôi đỗ đại học Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cha quyết định bán nhà khi tôi đỗ đại học   Cha quyết định bán nhà khi tôi đỗ đại học Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Cha quyết định bán nhà khi tôi đỗ đại học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bí quyết để việc học không còn là ám ảnh với bạn
» Chùm bài viết về kỹ năng sống mới sưu tầm nè
» Chùm bài viết về kỹ năng sống mới sưu tầm nè (P.2)
» bí quyết nói truyện trước đám đông
» 10 bí quyết duy trì tình bạn (STVT)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TNTN QUẬN THANH KHÊ :: Góc dành cho các CLB - Đội - Nhóm :: Nhóm yêu văn - yêu thơ-
Chuyển đến